Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị sốt. Phản ứng chung của các mẹ khi bé bị sốt là hốt hoảng và luống cuống. Nếu mẹ nằm trong số đó thì cần tham khảo ngay những thông tin hữu ích sau đây.
Việc hiểu đúng về những cơn sốt mà bé thường xuyên mắc phải sẽ giúp mẹ có cách xử trí đúng đắn, từ đó giúp hạ sốt an toàn và hiệu quả cho con yêu của mình.1. Cần nằm rõ nguyên nhân của những cơn sốt
Khi thấy bé má đỏ bừng hoặc hơi tái, mắt mất vẻ tinh nhanh, hay quấy khóc hay mệt mỏi, ngủ nhiều. Sờ trán lòng bàn tay, hoặc chân tay bé nóng hoặc lấy má người mẹ áp lên trán của bé thấy nóng hơn là bé bị sốt.
Cách phát hiện chính xác nhất là dùng nhiệt kế trẻ em để đo nhiệt độ cho bé. Bởi chỉ bằng việc cảm nhận qua tiếp xúc thì chưa chắc chắn được bé có sốt không.
Bé sốt thường do 2 nguyên nhân như sau:
Nguyên nhân thông thường: viêm mũi họng, viêm amydal, sốt do cảm cu, do virus… và trường hợp này thường là lành tính.
Sốt còn là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết…. Bé thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, li bì,, vật vã hay hôn mê…
2. Cách theo dõi thân nhiệt
Cách duy nhất để lấy nhiệt độ chính xác cơ thể bé cũng như theo dõi đều đặn thân nhiệt của bé là dùng nhiệt kế. Điều này là rất quan trọng bởi nó giúp mẹ xác định được tình hình sức khỏe của bé, bệnh nặng hay nhẹ, có thuyên giảm hay không.
Đặc biệt là trước và sau khi cho bé uống thuốc hạ sốt thì cần kẹp nhiệt độ để chắc chắn rằng thuốc hạ
sốt có tác dụng với bé.
3. Xử trí đúng cách khi bé bị sốt
Khi bé bị sốt nhẹ, tức là dưới 38,5 độ C thì mẹ không cần quá lo lắng, cũng không nên lạm dụng thuốc hạ sốt, bởi trong mức độ này cơ thể bé vẫn có thể tự chiến đấu với các tác nhân có hại được.
Chỉ cần cởi bớt quần áo cho bé uống nhiều nước, nếu đang bú mẹ thì cho bé bú nhiều hơn. Tránh để bé ở nơi có gió lùa, tiếp tục theo dõi, 3-4 giờ đo nhiệt độ lại.
Với những trường hợp bé sốt trên 38.5 độ C thì mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt để tránh trường hợp sốt cao gây co giật và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nên dùng nhiệt kế trẻ em trước khi cho bé uống thuốc hạ sốt. Sau đó 30 phút đo lại nhiệt độ để kiểm tra xem bé hết sốt chưa.
Đồng thời cũng nên chườm mát/nóng, lau người cho bé để hạ sốt, tránh việc ủ ấm bé quá mức.
Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?
+ Tất cả trẻ em dưới 5 tuổi bị sốt sau khi đã xử trí trên 1 ngày vẫn còn sốt cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân.
+ Những trường hợp sốt cao dùng thuốc hạ nhiệt và các biện pháp không giảm.
+ Trẻ sốt kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, li bì, co giật, bỏ ăn không uống hoặc nôn, đau bụng, xuất huyết, rét run, khó thở…
Hi vọng rằng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc bé bị sốt đúng cách, hạ sốt cho bé an toàn.
Mẹ có thể chọn mua các loại nhiệt kế đo nhiệt độ cũng như các sản phẩm đồ sơ sinh cho bé khác tại: Colorful Shop (66 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội – ĐT: 04 3537 6957)
Bài viết khác: Những điều mẹ phải nhớ khi mua đồ chơi trẻ em
0 comments:
Post a Comment